DIỄN ĐÀN TỰ DO NGÔN LUÂN - TRI THỨC TRẺ LIÊN TÔN GIÁO - VIỆT NAM.

26/3/12

Ngô Nhân Dụng - Chuyện Ðường Tăng


Ngô Nhân Dụng

Căn cứ vào phản ứng trên các mạng, nhiều người Việt Nam kinh ngạc về đoạn phim hoạt họa với chủ đề chống bệnh Si-đa (Aids) do một nhóm sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền ở Hà Nội thực hiện và được phổ biến khắp nước.
Ðoạn phim dài một phút rưỡi (thường gọi là “clip”) tả cảnh bốn thầy trò nhân vật “Ðường Tông” được Phật tổ trao... thùng bao cao su (condom) ngừa thai và ngừa bệnh, để giúp chúng sinh tránh bệnh hiểm nghèo.
Ðức Phật vốn là người từ bi mà cũng hay hài hước, nếu nghe chuyện hình ảnh mình bị lợi dụng như thế chắc ngài cũng chỉ cười. Cũng như khi người Việt mình nói, “Gần chùa gọi Bụt bằng anh,” nghe có vẻ thất kính đấy mà vẫn bao dung được. Nhưng mọi người biết suy nghĩ và được cha mẹ dạy dỗ, thuộc bất cứ giống dân nào trên thế giới chứ không riêng các Phật tử Việt Nam, chắc ai cũng phải bực mình về đoạn clip này, vì nó đi quá giới hạn của óc hài hước. Nó trở thành “báng bổ” như Giáo Hội Phật Giáo đã lên án. Người ta phải tự hỏi: Trong đầu óc các bạn trẻ này chứa đựng những thứ gì mà họ lại làm một đoạn phim lố lăng như vậy?

25/3/12

THẾ TRẬN ĐÃ BÀY





X-Cafe chuyển ngữ - Không cần biết gì về chính trị và cũng không cần theo dõi tin tức thường xuyên, bất cứ người nào có chút lương tri cũng đều biết sự uy hiếp lớn nhất, nặng nề nhất và nguy hiểm nhất mà Việt Nam hiện đã, đang và sẽ đối diện đều đến từ Trung Quốc. Bất chấp những lời lẽ ngọt ngào trong các văn kiện chính trị hay các bản thông báo chung, bất chấp những cái bắt tay lịch sự hay khúm núm (bằng cả hai tay!) của giới lãnh đạo hai nước, cuộc chiến tranh sắp tới của Việt Nam, nếu có, chắc chắn sẽ xuất phát từ một địa điểm: phía Bắc.

Không thể có khả năng nào khác.
Mối đe dọa từ phía Bắc nguy hiểm vì nhiều lý do. Thứ nhất, so với Việt Nam, Trung Quốc hiện nay rất mạnh, hơn nữa, càng ngày càng mạnh. Nếu chiến sự giữa hai nước bùng nổ, hy vọng một chiến thắng như năm 1979, về phía Việt Nam, chỉ là một ảo tưởng. Thứ hai, thế trận của Trung Quốc đối với Việt Nam phải nói là dày đặc. Trùng trùng điệp điệp. Về quân sự, không phải chỉ trên bộ mà còn trên biển. Và dĩ nhiên, phải kể trên không nữa, với lực lượng không quân của Trung Quốc càng ngày càng bỏ xa, cực kỳ xa, Việt Nam

Tinh Thần Nguyễn Trường Tộ



Lê Trân, Tập san Ngày Mới, phỏng vấn Gs Nguyễn Đăng Trúc
Năm 2001, Paris, Pháp
Thế kỷ XIX dân tộc Việt Nam bị mất nước không phải tại ngành quân sự của ta yếu kém, cũng không phải tại nền khoa học kỹ thuật của ta thiếu mở mang hay dân ta thiếu nhân tài. Chúng ta bị mất nước vì đại đa số dân ta đã thờ ơ trước thời cuộc, lại bảo thủ, không biết mở tầm nhìn đến những tiến triển của thế giới qua những diễn biến về tư tưởng, quan niệm về chính trị xã hội, cùng những tương quan trong cuộc sống hoàn vũ thời đó. Đại đa số, từ vua, quan đến dân, bị giam hãm trong tháp ngà lạc hậu mà cứ tưởng rằng mình văn minh xuất chúng hơn người.


Tuy nhiên lúc đó vẫn có những người ý thức được thời cuộc, mặc dầu chỉ là thiểu số, nhưng họ đã thiết tha mong ước một một cuộc đổi mới để đất nước được thăng tiến theo kịp với sự tiến triển của thế giới.
Một trong những nhà yêu nước đó, chúng tôi xin đề cập đến Nguyễn Trường Tộ, người mang nặng ưu tư về quê hương, dân tộc đã đem tim óc viết lên những bản điều trần, ngay cả khi nằm trên giường bệnh: “Hiện nay tôi đau bệnh tê thấp, gần thành người phế tật, phải nằm ngửa trên giường mà viết …” với hoài vọng đất nước được đổi mới.
Tiếc thay, những bản điều trần đó đã không có hiệu lực trước vua quan thời đó mà chỉ là tiếng kêu trong sa mạc!

24/3/12

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHÔNG CÒN HIỆU LỰC Ở CU BA


Trên chuyến máy bay đi Mexicô hôm nay, Đức Giáo Hoàng Benedict cho biết cộng sản không còn hoạt lực ở Cuba nữa và Giáo hội Công giáo Roma đã sẵn sàng để giúp hòn đảo Cuba tìm cách thức mới để tiến về tương lai phía trước mà không bị "chấn thương." 
Phát biểu trên máy bay từ Rome cho một chuyến đi năm ngày Mexico và Cuba, Đức giáo hoàng nói với các phóng viên: "Ngày nay hiển nhiên rằng ý thức hệ Mác-xít theo cách nó đã được hình thành không còn phù hợp với thực tế nữa”.

23/3/12

TRUNG QUỐC: KINH NGHIỆM NÀO CHO VIỆT NAM?


 

Mặc Lâm (RFA) - Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng thì hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho mình.

Những động thái chính trị hồi gần đây của Trung Quốc đang dấy lên những câu hỏi cho quan sát viên quốc tế về hiện tình thật sự của Bắc Kinh qua các sự kiện chính trị được xem là hiếm hoi trong bối cảnh lịch sử cận đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc Lâm có thêm chi tiết về những sự kiện liên tục đang xảy ra này:

Những con rắn nhiều đầu

22/3/12

Triết lý giải thoát của Ấn độ giáo và Phật giáo với Mầu nhiệm Cứu độ của Kitô giáo: Từ cái nhìn đối sánh đến ý kiến đối thoại




Tư tưởng giải thoát là tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của Ấn độ giáo và Phật giáo. Các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ nói chung tuy muôn màu muôn vẻ với những khuynh hướng khác nhau, nhưng hầu như đều tập trung vào lý giải một vấn đề then chốt nhất, đó là vấn đề bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ đau của con người và con đường, cách thức giải thoát cho con người khỏi bể trầm luân của cuộc đời. Trong logique triết lý của mình, nhắm đến việc giải thoát luôn là mục đích, nhiệm vụ tối cao của các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ. Mỗi một môn phái có những nẻo đường riêng nhưng mục đích vẫn chỉ là một, hay nói cách khác “sự giải thoát là mục đích tối hậu trong Ấn độ giáo và Phật giáo”[1].
Thật vậy, cả hai dòng tư tưởng đều cho rằng cuộc đời này là giả tạm và thập loại chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục khát ái vô bờ bến. Dục có nghĩa là thèm khát, ham muốn và đam mê, bắt nguồn từ vô minh – bức màn hư ảo che lấp mọi tri thức, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thỏa mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Nếu muốn, con người có thể tu tập để đi đến chỗ giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, mà vào cõi không sinh không diệt, đời đời không có đau khổ mà chỉ có an lạc. Nơi đó, Ấn độ giáo gọi là Brahman tức là Đại Ngã. Phật giáo gọi là Niết Bàn, là Chân Như[2].
Nhưng, thế nào là giải thoát? Trạng thái giải thoát được mô tả bằng nhiều đặc tính khác. Trước hết, giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian, vì sống và chết là những hiện tượng trong thời gian. Giải thoát là trạng thái chân như, vượt lên trên mọi giới hạn của thời gian, không gian và hiện tượng. Giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của định luật nghiệp báo, vì giải thoát là tuyệt đối tự do, tất cả mọi hành động của bậc giải thoát, dù xấu dù tốt cũng đều là những hành động vô tư, không tạo nghiệp. Nói cách khác, giải thoát là trạng thái tâm hồn tuyệt đối hạnh phúc vì không biết lo sợ buồn phiền, tuyệt đối sáng suốt vì là nền tảng của mọi sự hiểu biết[3].

Chính Trị phải là một biểu hiện của Bác Ái



ĐHY Bagnasco: Chính Trị phải là một biểu hiện của Bác Ái

Rôma, ngày 12-3-2012 (ZENIT.org) – Chính trị là một hình thức «tận tụy vì thiện ích chung» và như thế, là «một sự biểu hiện của bác ái»: Đó là những lời tuyên bố của ĐHY Tổng Gám Mục giáo phận Gênôva, Angelo Bagnasco, được ĐGH Biển Đức XVI phê chuẩn vào chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, trong bài diễn văn khai mạc cuộc hội ngộ với những giới chức chính quyền Ý, tại Trường Đại Học Sainte-Croix ở Rôma, về «Vấn đề nhân chủng học trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội», hôm 07-3-2012 vừa qua.
«Trong trạng huống kinh tế, xã hội và văn hóa hiện nay, ĐHY nhắc nhở, chúng ta được mời gọi nghiên cứu kỹ lưỡng về những mục tiêu mà chúng ta muốn thực hiện và về tôn ti các giá trị nơi chúng ta đặt nền tảng cho những lựa chọn quan trọng nhất của chúng ta. Quả là không có giải đáp nếu không cái nhìn tổng quát».
Khuyến cáo rằng giáo huấn xã hội của Giáo Hội không mang đến «những giải đáp kỹ thuật» mà đúng hơn chỉ là «những hướng dẫn để có được một quan niệm đúng đắn về xã hội và con người», Đức Tổng Giám Mụd Gênôva nhấn mạnh chủ đề phẩm giá con người trong lao động, đã nổi cộm trong tông huấn Rerum Novarum (1891) của ĐGH Lê-ô XIII.
Theo vị Tổng Giám Mục, tất cả các tầm vóc kinh tế và xã hội đều phải nhắm vào «phục vụ con người», kể cả, chẳng hạn, sự tương tác với môi trường, không thể chỉ hiểu đơn giản là một «sự bảo vệ thiên nhiên».

20/3/12

Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý bị ngăn cản tổ chức lễ 65 năm thọ nạn của Đức Huỳnh giáo chủ


An Giang – Sáng sớm ngày 25/2 âl nhằm ngày 17/3/2012, chính quyền cs đã huy động gần 400 CA thuộc đủ thành phần rải đều chung quanh địa điểm hành lễ. Các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ mỗi tỉnh đều có sử dụng 1 xe du lịch 15 chỗ, đậu tại bến đò Sóc Chét cách địa điểm hành lễ khoảng 1 cây số do 1 sĩ quan cấp tá chỉ huy để ngăn chận, bắt những người dân thuộc các tỉnh của họ không cho tham dự cuộc lễ.

Đây là một hành động phi luật pháp, coi thường Hiến Pháp, vi phạm nghiêm trọng sự Tự Do Tôn giáo và Nhân quyền”.
Đây là khẳng định của ông Trương Thành Long, Trưởng ban truyền thông của Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, nêu trong Bản tin khẩn cấp phát đi ngày 17.03.2012.

——————-

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
————————
BẢN TIN KHẨN CẤP
Để tưởng niệm năm thứ 65 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng, Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy quyết định tổ chức Đại Lễ 25/2 âl năm Nhâm Thìn 2012 tại nhà ông Trần Nguyên Hưởn (Hội Trưởng Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang) tọa lạc tại Xã Long Giang, Chợ Mới , An Giang.
Bất chấp sự hù dọa, trấn áp, khủng bố của nhà cầm quyền Cộng sản, Giáo Hội PGHH Thuần Túy vẫn tổ chức Đại Lễ 25/2 âl năm Nhâm Thìn tại địa điểm nêu trên.

TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ



 

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta thử tìm hiểu những biện luận của Sweetman trong sách của ông. Brendan Sweetman hiện là giáo sư triết học đại học Rockhurst ở Kansas city bang Missouri, Hoa Kỳ. Ông cho rằng gạt bỏ tôn giáo ra khỏi chính trị là  quan niệm sai lầm về chủ thuyết đa nguyên. 
Khởi đầu ông đã đặt vấn đề, cắt nghĩa danh từ “Nhãn Quan” / “Worldviews”, một từ mà ông cho là rất quan trọng, làm nền tảng cho quan niệm về thực tế, về bản tính của con người nhân bản cùng với những giá trị luân lý đạo đức và chính trị của nó. Mỗi người có một nhãn quan tùy theo quan niệm, cái nhìn và nhận định riêng của mình: đứng trên quan điểm phi tôn giao, có tính thế tục hay duy vật hoặc đứng trên nền tảng tôn giáo. Người theo chủ thuyết phi tôn giáo hay duy vật thì cố gắng gạt bỏ nhãn quan dựa trên tôn giáo, bởi vì, theo họ, nhãn quan này dựa vào những nguồn gốc không chắc chắn, có nghĩa là vô lý. Trong một xã hội đa nguyên – theo như lý luận của những người chủ trương phi tôn giáo – thì người ta không thể chấp nhận nó được bởi lẽ cách thức tranh luận của họ về tôn giáo như muốn áp đặt tôn giáo trên những người mà người ta không muốn, không tin, không thích chia sẻ và bàn về những niềm tin tôn giáo ấy. Quan niệm như vậy về tôn giáo có đúng không?